Lượng khách đang "nuôi sống" những cửa tiệm,ữngnơiítcóhiệntượngtrảmặtbằngsangquábk8 quán ăn đó chính là sinh viên. Giới sinh viên này được xem là khách hàng chính, tiêu thụ và sử dụng dịch vụ của những người kinh doanh, buôn bán tại đây.
Không có sinh viên là "chết" !?
Những tuyến đường bao quanh Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM (Q.Gò Vấp) như: Lê Lợi, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Văn Bảo, Nguyễn Văn Nghi… cảnh buôn bán vẫn luôn diễn ra tấp nập.
Đặc biệt, những hàng quán ở tuyến đường Lê Lợi - Nguyễn Văn Bảo được xem là nơi phục vụ dành riêng cho giới sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM. Các hàng quán ở 2 tuyến đường trên có bán đầy đủ các sản phẩm thiết yếu với đời sống sinh viên như: cơm, bún, phở, quán cà phê, cửa hàng tiện lợi, quầy thuốc…
Ông Chử Công Đậu (69 tuổi), có hơn 10 năm làm nghề chạy xe ôm ở trước Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết chưa thấy chủ cửa hàng nào ở đây phải trả mặt bằng gấp vì ế khách. Có chăng cửa tiệm nào đó hết hợp đồng rồi dọn đi, nhưng vài ngày sau có chủ khác đến thuê mặt bằng lại để kinh doanh.
Để minh chứng, ông Đậu chỉ tay về một cửa hàng thức ăn nhanh nói: "Chủ quán này thuê nguyên căn, cũng duy trì được 7 năm rồi... Hiện giờ còn nhiều cửa hàng tiện lợi, quán cà phê sang trọng khác mọc lên sát trường. Trong đó thấy chỉ toàn là sinh viên. Nếu ở đây không có sinh viên thì khó mà buôn bán được gì".
Phan Văn Việt, sinh viên Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng, đang làm phục vụ một quán cà phê, trà sữa trên đường Nguyễn Văn Bảo, chia sẻ: "Quán mình làm mới mở 5 tháng trở lại và chỉ phục vụ sinh viên là chính. Vào giờ trưa hoặc chiều tối rất đông sinh viên, có khi chật quán".
Bán ngon, rẻ là hút sinh viên
Còn ở khu vực xung quanh Trường ĐH Văn Lang (cơ sở 3, đường Đặng Thùy Trâm, Q.Gò Vấp) vài năm trở lại đây hàng quán cũng mọc lên chi chít. Nhiều nhất là cửa hàng ăn uống, cà phê. Vừa mở quán bán hamburger cạnh cổng trường được 1 tháng, nhưng Nguyễn Huỳnh Thiên Nghĩa, sinh viên Trường ĐH Văn Lang, tỏ ra phấn khởi với việc kinh doanh của mình.
Nghĩa cho biết thuê mặt bằng ở đây chỉ 20 m2 nhưng có giá là 3 triệu đồng/tháng. Với diện tích này, Nghĩa chỉ đặt quầy hàng gồm 2 bàn và vài cái ghế, nhưng đổi lại vị trí buôn bán rất thuận lợi, nằm cách cổng trường khoảng 30 m. Khách hàng chủ yếu là sinh viên…
Với Nghĩa, việc phát triển kinh doanh ở thời điểm khó khăn này không gì đáng lo vì đã có sinh viên. "Khoảng 2 tuần đầu tôi bán cầm chừng từ 20 – 30 cái bánh vì cửa hàng còn quá mới. Đến tuần thứ 3 đã có lãi và số lượng bánh bán ra tăng nhiều hơn. Tháng đầu, tôi không phải bù lỗ, đủ tiền để trả tiền mặt bằng và các chi phí khác… Điều này cho thấy tôi không mất nhiều thời gian để hoàn vốn, đặc biệt không sợ ế khách mỗi khi bán", Nghĩa cho hay.
Điểm kinh doanh khác rất thuận lợi, phải kể đến là khu vực xung quanh Trường ĐH Công nghệ và Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM. Vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày cũng thấy sinh viên ngồi ở quán cà phê, mua hàng, sử dụng dịch vụ ở các cửa tiệm. Nhất là buổi chiều tối, ở đường Nguyễn Gia Trí, Ung Văn Khiêm, Võ Oanh, Nguyễn Văn Thương… sinh viên tập trung ăn uống rất đông.
Anh Nguyễn Xuân Huy, chủ quán bún bò Đông Ba (đường Nguyễn Gia Trí, Q.Bình Thạnh), cho biết đã bán ở đây được 12 năm. Quán nằm ở mặt tiền đường nhưng anh cho rằng nếu không có sinh viên thì khó có thể trụ lâu đến thế. Nhẩm tính, mỗi ngày anh bán từ 150 – 200 phần cho sinh viên, còn lại là khách khác. Giá bán từ 25.000 – 60.000 đồng/1 phần, nhưng sinh viên thường ăn với giá khoảng 25.000 – 30.000 đồng/phần. Chưa kể, các tầng bên trên anh cho thuê phòng trọ. "Nhờ vậy cũng đủ để có lãi khi kinh doanh mà không cần lo tìm nguồn khách bên ngoài", anh Huy cho biết.
Cũng theo anh Huy: "Kinh tế khó khăn nhưng tôi vẫn có lượng khách cố định là sinh viên. Chỉ cần đáp ứng được tiêu chí giá cả hợp lý, nhiều món và ngon là sinh viên ủng hộ. Tôi bán cho sinh viên thường không lãi nhiều. Tôi chỉ lấy số lượng làm lãi".
Anh Huy cho rằng thực tế vẫn có nhiều cửa hàng ở đường Nguyễn Gia Trí đã trả mặt bằng. "Tuy nhiên, những nơi đó chưa bắt đúng nhịp với nhu cầu của sinh viên nên phải ra đi. Nếu không theo xu hướng sinh viên là rất khó làm ăn. Bởi sinh viên chính là nguồn sống của những hộ kinh doanh gần trường ĐH", anh Huy nhận định.
Mặt khác, anh Huy cho rằng kinh doanh ở gần trường ĐH phải chấp nhận những mùa thấp điểm, đặc biệt là tết, ngày lễ và nghỉ hè. Ngược lại, sẽ bù lỗ vào mùa cao điểm sinh viên nhập học. Cứ thế kinh doanh xoay vòng mà không lo chuyện tìm khách để bán hàng.